Loading...

So sánh sơn epoxy và sơn pu

Thảo luận trong 'Kỹ thuật sơn chống thấm' bắt đầu bởi mod diễn đàn, 12/6/22.

  1. mod diễn đàn

    mod diễn đàn Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    23/11/18
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    22
    Sơn epoxy và sơn pu là những vật liệu sơn sàn công nghiệp đem lại hiệu quả rõ rệt cho từng lĩnh vực khác nhau. Vậy sơn epoxy có khác sơn pu không? Dưới đây Sơn Epoxy Tín Phát sẽ giúp bạn đọc phân biệt sơn epoxy và sơn pu một cách khách quan để có sự lựa chọn phù hợp nhé.

    Sơn Epoxy Sơn Pu
    Thời gian khô cứng 6-8 ngày 2-4 ngày
    Nhiệt độ thi công ( độ C ) >10 -6 đến 43
    Độ liên kết với bê tông Rất tốt Yếu
    Độ co giãn Thấp Tốt
    Độ linh hoạt Không có Tốt
    VOCs Thấp Cao
    Mùi Có Có
    Kháng xăng dầu Thấp Cao
    Kháng hóa chất Thấp Cao
    Chống UV Không có Cao
    Có thể sử dụng ngoài trời Không Có
    Chịu sốc nhiệt Không có Tốt
    Giống nhau
    Cả 2 loại đều là sản phẩm cao cấp trong các dòng sơn công nghiệp. Sở hữu các tính năng vượt trội giúp bảo vệ bề mặt sàn, kháng hóa chất, tăng độ an toàn, chống trượt, chống ăn mòn và hư hại, làm sáng không gian sử dụng.

    Các công trình thi công sau khi đã hoàn thiện đều có độ bền cao hơn so với giải pháp khác, góp phần giảm tối đa mức chi phí bảo dưỡng và tăng hiệu quả cho các hoạt động được diễn ra trên mặt sàn công nghiệp.

    So sánh sơn epoxy và sơn pu
    Hệ Sơn
    Sơn epoxy là dòng sơn 2 thành phần, đó là phần sơn và phần đóng rắn. Phần sơn có tác dụng mang đến vẻ đẹp cho bề mặt, che khuyết điểm và đánh bóng. Phần rắn giúp bề mặt chịu được áp lực tốt hơn từ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.

    Sơn pu là hệ sơn 2 – 3 – 4 thành phần và chúng không sử dụng dung môi xúc tác. Thành phần chủ yếu của sơn Pu là polyurethane resin. Thành phần thứ 2 thường là polyol hoặc polyamide hoặc cũng có thể là một loại nhựa có chứa những nhóm hydro hoạt động. Một trong những thành phần được dựa trên các chất chuẩn bị thơm hoặc béo hoặc các chất bổ sung có chứa isocyanat. Khi những thành phần này phản ứng với nhau, chúng tạo thành màng sơn có tác dụng chịu được tác động của thời tiết, dẻo dai, chịu mài mòn và chịu hóa chất hiệu quả.

    [​IMG]

    Giá thành
    Về giá thành, giá sơn epoxy sẽ thấp hơn so với sơn pu. Tuy nhiên, xét về độ bền thì sơn pu được đánh giá cao hơn nhờ vào các chức năng của dòng sơn này. Đây cũng là một trong những lý do khiến các chủ đầu tư nghiêng về thi công sơn epoxy nhiều hơn để cân đối chi phí.

    Màu sắc sơn
    Màu sơn pu bị giới hạn với độ sáng bóng thấp nhưng tính chuẩn xác cao hơn và khả năng bền màu tốt hơn so với sơn epoxy. Về độ sáng bóng thì sơn nền epoxy sẽ là lựa chọn tốt hơn để có thể kiểm soát tốt nhất khả năng bụi bẩn, điện năng chiếu sáng không chỉ riêng sàn bê tông mà còn cho những bề mặt khác.

    Khả năng chống mài mòn
    Sàn sơn pu thường mềm hơn và có tính đàn hồi hơn so với sơn epoxy. Có tác dụng giúp chúng chống mài mòn hiệu quả, chịu được nhiều loại hóa chất nhờ sự đàn hồi và các liên kết chéo tốt.

    Khả năng chịu sốc nhiệt
    Lớp phủ sơn pu ít có khả năng bị hư hỏng do tác động tốc độ cao. Độ đàn hồi của sàn sơn pu cho hiệu suất tốt hơn ở những nơi có mức độ biến đổi nhiệt độ cao. Điều này rất quan trọng đối với những khu vực có điều kiện môi trường đặc biệt như kho đông lạnh, nhà máy sấy, lò hơi, xưởng sản xuất,…

    [​IMG]