Loading...

6 trường Việt Nam vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới, 1 trường 'dự bị'

Thảo luận trong 'Mua và bán linh tinh' bắt đầu bởi oanhoanh2211, 17/10/23.

  1. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 New Member

    Tham gia ngày:
    7/3/22
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    22
    Giới tính:
    Nữ
    6 trường Việt Nam vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới, 1 trường 'dự bị'


    Việt Nam lần đầu có đến 7 đại diện vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới, nhiều nhất từ trước đến nay. Trong đó, 6 trường được xếp hạng và 1 trường chỉ mới được ghi nhận nhưng chưa có thứ hạng.


    Đại diện mới là trường nào?


    Tạp chí Times Higher Education (THE) của Anh đêm 27.9 công bố bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2024. Việt Nam tiếp tục có 6 đại diện được xếp hạng, đều là những gương mặt quen thuộc của năm trước là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Song, có những thay đổi đáng kể về thứ hạng.


    Cụ thể, trong hơn 1.900 ĐH, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng nằm trong nhóm 601-800 thế giới, vẫn dẫn đầu các trường ĐH Việt Nam nhưng đã tụt hạng so với vị trí 401-500 của năm 2023. ĐH Quốc gia Hà Nội từ nhóm 1.001-1.200 rơi xuống hạng 1.201-1.500. Riêng ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Huế cùng xếp thứ 1.501+, giữ nguyên thứ hạng.

    [​IMG]

    Thứ hạng các trường Việt Nam trên bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2024 của THE


    Trên thang điểm 100, ĐH Quốc gia Hà Nội dẫn đầu trong các ĐH Việt Nam về khía cạnh giảng dạy (teaching) với 20,9. Còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân có thế mạnh ở chất lượng nghiên cứu (research quality) với 90,6 và 87,5 điểm, hơn hẳn các đơn vị khác vốn chỉ dao động từ 16,4 (ĐH Huế) đến 46,8 điểm (ĐH Bách khoa Hà Nội).


    Tuy cách biệt khá lớn trong chất lượng nghiên cứu nhưng về môi trường nghiên cứu (research environment), các trường hầu như không chênh lệch quá nhiều, dao động trong khoảng 8,7-16/100 điểm. Điều này diễn ra tương tự với triển vọng quốc tế (international outlook) khi số điểm nằm trong khoảng 36,8-63,1. Riêng ĐH Bách khoa bứt phá về chuyển giao công nghệ (industry) với 43,4 điểm.


    Đáng chú ý, Trường ĐH Mở TP.HCM lần đầu vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới nhưng với trạng thái "reporter" (nhóm được báo cáo). Điều này đồng nghĩa đơn vị này cùng 768 tổ chức khác đều chưa có thứ hạng vì chỉ đạt được một số tiêu chí nhất định chứ không đáp ứng đủ yêu cầu, nhưng đang nỗ lực để được xếp hạng, THE lý giải. Trên trang thông tin, Trường ĐH Mở TP.HCM tự giới thiệu là "một trong những trường ĐH công lập đa ngành hàng đầu Việt Nam với định hướng ứng dụng, tri thức và gắn kết cộng đồng".


    Năm 2020, Việt Nam lần đầu có trường vào top ĐH tốt nhất thế giới của THE, với 3 đại diện là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (nay là ĐH Bách khoa Hà Nội), ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, tất cả đều từ nhóm 801-1.000 trở đi. Đến nay, có thêm các trường khác, trong đó thứ hạng cao nhất của các ĐH Việt Nam từng được ghi nhận thuộc về Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ở vị trí 401-500 trong 2 năm liên tiếp là 2022, 2023.

    [​IMG]

    Sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM


    Hồi tháng 4, THE cũng công bố bảng xếp hạng ĐH có tầm ảnh hưởng nhằm đánh giá sự thành công của các trường trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam có 7 đại diện, gồm Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (nhóm 301-400), Trường ĐH Duy Tân, ĐH Quốc gia Hà Nội (đồng hạng 401-600), Trường ĐH FPT, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (đồng hạng 601-800), Trường ĐH Phenikaa (801-1.000), Trường ĐH Mở TP.HCM (1.001+).


    THE là một trong 3 tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, bên cạnh bảng xếp hạng của Quacquarelli Symonds (Anh) và Shanghai Ranking Consultancy (Trung Quốc). Tổ chức này bắt đầu xếp hạng ĐH từ năm 2004 cùng Quacquarelli Symonds, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.


    Thay đổi tiêu chí xếp hạng sau 12 năm


    Phương pháp xếp hạng ĐH thế giới năm nay của THE được thay đổi nhằm phản ánh môi trường giáo dục ĐH hiện tại, khi lĩnh vực này ngày càng mang tính quốc tế, ít tập trung vào các quốc gia giàu có hơn dù những nước này vẫn chiếm phần lớn thứ hạng đầu. Đồng thời, Mỹ đã giảm một ít ảnh hưởng trên bảng xếp hạng ĐH thế giới còn châu Á thì ngược lại, theo THE. Đây cũng là lần thứ 2 tổ chức này thay đổi phương pháp xếp hạng, lần đầu vào năm 2011.


    Cụ thể, dù giữ nguyên 5 nhóm tiêu chí xếp hạng nhưng THE chọn đổi tên 3/5 nhóm (nghiên cứu, thu nhập từ chuyển giao công nghệ, trích dẫn), lần lượt thành môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và chất lượng nghiên cứu. Đơn vị này cũng loại bỏ và thêm mới một số tiêu chí thành phần, nâng tổng số tiêu chí xếp hạng thuộc 5 nhóm lên 18, thay vì 13 như trước.


    [​IMG]

    Phương pháp xếp hạng mới của THE nhằm đánh giá các ĐH thế giới trong bối cảnh mới, được tổ chức đặt tên là WUR 3.0


    Các nhóm tiêu chí xếp hạng cũng chứng kiến mức trọng số thay đổi nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Chẳng hạn, nhóm tiêu chí giảng dạy và môi trường nghiên cứu lần lượt giảm 0,5 và 1%, xuống còn 29,5 và 29%. Trong khi đó, chuyển giao công nghệ tăng 1,5 lên 4%. Ngoài ra, THE cũng đưa vào tiêu chí du học (study abroad) nhưng chưa tính trọng số trong bảng xếp hạng ĐH năm nay.


    Ông Duncan Ross, Giám đốc dữ liệu của THE, cho biết những thay đổi trong bảng xếp hạng ĐH 2024 đã tác động đến thứ hạng tổng thể của các trường trên thế giới. "Sau khi kiểm tra kỹ các thay đổi, chúng tôi cho rằng chúng đã giúp kết quả xếp hạng đáng tin hơn, đồng thời giải quyết một số trường hợp bất thường, nhất là những trường có điểm trích dẫn kỳ quặc", ông Duncan Ross nhấn mạnh.


    Năm 2024, top 10 ĐH tốt nhất thế giới vẫn thuộc về các trường của Mỹ và Anh. Trừ ĐH Oxford (Anh) dẫn đầu 8 năm liên tiếp, ĐH Stanford (Mỹ) đã "soán ngôi" thứ 2 từng thuộc về ĐH Harvard (Mỹ), đẩy trường này xuống hạng 4. Hay ĐH Cambridge (Anh) từng giữ vị trí thứ 3, nay tụt xuống hạng 5 và nhường chỗ cho Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Ngoài ra, lần đầu Trung Quốc có hai đại diện vào top 15 thế giới là ĐH Thanh Hoa (hạng 12) và ĐH Bắc Kinh (14).


    (Nguồn:https://thanhnien.vn/6-truong-viet-...he-gioi-1-truong-du-bi-185230927175939126.htm)