Tìm kiếm một cẩm nang chi tiết về IATF 16949? KNA Cert cung cấp cho bạn hướng dẫn đầy đủ về các yêu cầu chính và cách thực hiện chi tiết, giúp bạn dễ dàng đáp ứng tiêu chuẩn. IATF là tiêu chuẩn được biên soạn bởi Hiệp hội Ô tô Thế giới (IATF – International Automotive Task Force). IATF 16949:2016 là phiên bản mới nhất của IATF. IATF 16949:2016 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng dành riêng cho các nhà cung cấp linh kiện Ô tô, được xây dựng trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9001- Các yêu cầu cụ thể dành cho việc áp dụng ISO 9001:2015 đối với các tổ chức sản xuất Ô tô và cung cấp các dịch vụ, linh kiện Ô tô. Mục đích của IATF 16949:2016 là cải tiến liên tục, phòng ngừa sai lỗi, giảm biến động và giảm lãng phí trong chuỗi cung cấp. Tiêu chuẩn này yêu cầu các nhà cung cấp phải tập trung vào cải tiến liên tục trong toàn bộ tổ chức. IATF 16949:2016 cũng yêu cầu đơn vị áp dụng phải tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực và nhận thức của người lao động, quy định trách nhiệm của người lao động đối với vấn đề chất lượng. Năng lực của cán bộ được đề cập khá chi tiết tại các nội dung như thiết kế quá trình, thiết kế và phát triển, theo dõi và đo lường quá trình, sản phẩm, phân tích dữ liệu. Phiên bản mới nhất hiện nay là IATF 16949:2016. Để ứng dụng được IATF 16949, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu nêu trong IATF 16949, thì doanh nghiệp phải áp dụng thường xuyên 5 công cụ chính yếu của IATF 16949 (5 Core tools) sau: LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỠ HỮU GIẤY CHỨNG NHẬN IATF 16949:2016 Đảm bảo khi đã cam kết với khách hàng thì sẽ thực hiện được cam kết (giống ISO 9001) Liên tục cải tiến và Đảm bảo cung cấp ổn định sản phẩm Tái phân phối nguồn lực nhà cung cấp để nâng cao chất lượng. Tạo ra phương pháp tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng chung trong toàn chuỗi cung cấp (kể cả nhà cung cấp lẫn nhà thầu phụ) và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận, áp dụng các phương pháp thực hành tốt nhất. Đem lại lợi thế thương mại trong quá trình thương thảo hợp đồng. Tiết kiệm thời gian và chi phí, nhờ tránh được nhiều cuộc đánh giá cụ thể của khách hàng. Cải tiến liên tục, nâng cao sự hài lòng của khách hàng thực hiện theo định hướng FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis) – Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn. SPC (Statistical Process Control) – công cụ “Kiểm soát quá trình bằng thống kê” MSA (Measurement System Analysis) – công cụ “Phân tích hệ thống đo lường” APQP (Advanced Product Quality Planning and Control Plan) – công cụ “Cách thức hoạch định tiên tiến về chất lượng sản phẩm phẩm và kế hoạch kiểm soát”. PPAP (Production Part Approval Process) – công cụ “Quá trình phê duyệt sản xuất (hàng loạt)” Các thành viên IATF : • BMW Group • FCA US LLC • Daimler AG • FCA Italy Spa • Ford Motor Company • General Motors Company • PSA Group • Renault • Volkswagen AG and the vehicle manufacturers respective trade associations – AIAG (U.S.) • ANFIA (Italy) • FIEV (France) • SMMT (U.K.) • VDA QMC (Germany).