Loading...

Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó

Thảo luận trong 'Tin tức ngành sơn' bắt đầu bởi mod diễn đàn, 9/3/22.

  1. mod diễn đàn

    mod diễn đàn Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    23/11/18
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    22
    Khi bài toán lưu thông hàng hóa, nguồn lao động hay sản xuất an toàn... còn chưa giải quyết triệt để, hiện nay các doanh nghiệp lại đối mặt với nỗi lo khan hiếm nguồn cung, nguyên liệu và giá cả hàng hóa đầu vào tăng cao. Thời điểm này, các doanh nghiệp đang cố gắng đủ nguyên liệu để không gián đoạn sản xuất, nhưng họ cũng vẫn đang đối mặt với rủi ro vì giá nguyên liệu đầu vào tăng và chưa có điểm dừng.

    [​IMG]
    Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Nhựa và Thiết bị y tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, mức tăng trưởng thấp. Nguyên nhân do dịch COVID-19 bùng phát kéo dài dẫn đến việc hạn chế đi lại, gia tăng chi phí cả 2 chiều xuất và nhập khẩu.

    Bên cạnh đó, việc khôi phục sản xuất ở các nước trên thế giới dẫn đến tình trạng bị khủng hoảng năng lượng. Hiện giá xăng, dầu tăng làm cho giá vận chuyển cả đường thủy và đường bộ tăng từ 200-300%.

    Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào cũng đang tăng giá và khan hiếm. Chính vì vậy, 10 tháng năm 2021, sản lượng của Công ty mới chỉ đạt 80% so với cùng kỳ. Hiện, Công ty có 2 nhà máy nhưng công suất mới chỉ hoạt động từ 30-75% và tập trung vào một số mã hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch.

    Ông Nguyễn Anh Tuyến, Giám đốc sản xuất cho biết: Ngay từ đầu năm, khi chưa bùng phát dịch lần thứ 4, doanh nghiệp đã phải "cân não" với bài toán chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao và các chi phí phát sinh từ công tác phòng chống dịch và logictis... Tuy nhiên, những tháng cuối năm "cơn bão' giá nguyên liệu và xăng, dầu khiến nguy cơ doanh nghiệp bị "tổn thương" nhiều hơn. Chính vì vậy, chúng tôi rất cần sự chia sẻ từ Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các tổ chức tín dụng, ngân hàng để doanh nghiệp và người lao động ổn định một cách thực chất.

    Một trong những lĩnh vực đang phải đối mặt với giá cả tăng chóng mặt gần đây là lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng.

    Ông Nguyễn Khải Hoàn, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương cho biết: Do tình hình giá nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất xi măng như: điện, than, dầu, thạch cao... trên thị trường thế giới tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất cũng đội lên. Những yếu tố này dẫn đến giá xi măng trên thị trường tăng theo, những ngày cuối tháng 10, giá xi măng đã tăng rất mạnh, trung bình từ 80-100 ngàn đồng/tấn.

    Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng kỷ lục trong vòng 7 năm trở lại đây đã tác động rất mạnh tới sự tăng trưởng kinh tế nói chung và tạo áp lực đối với sản xuất và tiêu dùng trong những tháng cuối năm.

    Báo cáo của Sở Công thương cho thấy xăng, dầu là 1 trong 3 nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao, trong đó giá xăng đã tăng 6,15%, lập đỉnh cao nhất trong vòng 7 năm qua, giá dầu diezel tăng 7,54%, làm cho giá nhóm nhiên liệu tăng 6,01%.

    Trong đó, giá xăng RON95-III bán lẻ tại thị trường Ninh Bình lên tới 24.830 đồng/lít. Ông Nguyễn Khải Hoàn cho biết: Giá xăng, dầu tăng có tác động mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng dầu như vận tải hàng hóa, điều này trực tiếp làm gia tăng giá thành sản phẩm ở cả khâu sản xuất và lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

    Mặc dù thời gian qua, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã rất nỗ lực trong công tác phòng chống dịch, mang lại hiệu quả thiết thực, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần duy trì đà tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, hoạt động cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào thiếu hụt, thị trường tiêu thụ sản phẩm chậm... làm tăng nguy "đứt gẫy" chuỗi cung ứng, sản xuất và tăng tỷ lệ tồn kho.

    Theo báo cáo của cơ quan chức năng, mặc dù chỉ số tồn kho của các sản phẩm công nghiệp đã giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một số ngành vẫn có chỉ số tồn kho cao như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 87,55%; sản xuất đồ uống tăng 66,67%; sản xuất trang phục tăng 65,61%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy gấp 8,1 lần; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 87,58%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học gấp 2,9 lần; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 54,52%...

    So với tháng trước, chỉ số tồn kho tháng 10 năm nay vẫn tăng 2,06%. Số lượng tồn kho một số sản phẩm chủ yếu đến 30/9/2021 là: giày, dép 3,1 triệu đôi; đạm urê 19,2 nghìn tấn; phân NPK 34,5 nghìn tấn; phân lân nung chảy 16,9 nghìn tấn; kính nổi 90,5 nghìn tấn; xi măng 7,0 nghìn tấn; thép cán các loại 18,7 nghìn tấn; camera và linh kiện điện tử 4,4 triệu cái; loa, tai nghe điện thoại 741,2 nghìn cái; kính máy ảnh 500 cái; xe ô tô 5-14 chỗ 84 chiếc...

    Theo dự báo của các ngành chức năng, áp lực giá trong 2 tháng cuối năm là rất lớn. Nguyên nhân là chi phí nguyên liệu đầu vào tất cả các lĩnh vực từ phân bón, nguyên vật liệu xây dựng, chi phí vận chuyển xăng dầu... trong nước đều tăng cao. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện tại nhiều doanh nghiệp cho rằng họ cần được tháo gỡ bằng những biện pháp hỗ trợ thiết thực, cụ thể, sát sườn hơn nữa.
    nguồn https://hiephoisonnuoc.vn/