Loading...

Giới thiệu phối màu sơn cho nhà ở theo bảng màu sắc cơ bản

Thảo luận trong 'Thủ thuật pha màu sơn nước tại xưởng' bắt đầu bởi mod diễn đàn, 9/9/21.

  1. mod diễn đàn

    mod diễn đàn Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    23/11/18
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    22
    Giới thiệu phối màu sơn cho nhà ở theo bảng màu sắc cơ bản



    Bạn đang phân vân không biết chọn màu sắc nào cho ngôi nhà của mình? Để có thể học cách phối màu cho nhà ở trước hết bạn cần tìm hiểu về những màu sắc cơ bản. Bài viết hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn chính là: Cách phối màu sơn cho nhà ở theo bảng màu sắc cơ bản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

    Bảng phối màu sơn nhà cơ bản là gì?
    Việc đầu tiên là bạn cần nắm và chọn được các tông màu sơn phù hợp, có thể tùy thuộc theo sở thích hoặc phong thủy. Sau đó mới tiến hành lựa chọn bảng phối màu 2020 sao cho phù hợp.

    Đối với bảng phối màu sơn nhà cần phải nắm được các nhóm màu sơn cơ bản trên vòng tròn cánh xe màu và các cấp độ màu. Theo bánh xe màu sắc của Newton sẽ phân giải ánh sáng trắng thành một dải gồm 7 màu có bước sóng từ 0,75 micromet (đỏ) đến 0,38 micromet (tím) và thường được biết đến với dải màu 7 sắc cầu vồng bao gồm: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

    Bảng phối màu sơn nhà tuân theo quy tắc phân chia nhóm màu các nhóm cơ bản là:
    Nhóm cấp 1: Màu đỏ, vàng, lam và nếu phối 2 màu của nhóm 1 này sẽ tạo thành các nhóm 2.

    Nhóm cấp 2: Màu cam, xanh lá, tím là các màu phụ. Nếu phối màu sơn của nhóm 1 và nhóm 2 sẽ tạo thành màu nhóm 3.

    Nhóm cấp 3: Màu trung gian đỏ cam, vàng cam, vàng xanh, xanh tím, đỏ tía….là các màu trung gian.

    Ngoài ra có có thể phần thành món màu đối lập và tương phản nhau như: Đỏ – Xanh, Cam – Lam, Vàng – Tím…nhưng ở sắc độ nhạt hơn. Sử dụng các màu đối lập ở cạnh nhau tường giúp các màu sắc được lên nhưng gây nhức mắt như các cặp màu tương phản khác.
    phoi-mau-son-bang-mau-co-ban.jpg

    Quy tắc phối màu sơn cho nhà ở (6 – 3 – 1)
    Nguyên tắc phối màu tỉ lệ 60 – 30 – 10 tức là trong cách phối màu nhà thường sử dụng chỉ tối đa 3 màu sắc khác nhau để phối hợp giúp mang lại màu sắc hài hòa, thị giác dễ nhìn và cũng đảm bảo yếu tố đa dạng cho không gian sống. Cách phối màu nhà này có thể ứng dụng với phối màu sơn nhà với tỉ lệ này.

    Màu chủ đạo (cấp độ 1): 60% diện tích tường sơn của ngôi nhà

    Màu phụ (cấp độ 2): 30% diện tích tường sơn của ngôi nhà thường sử dụng ở các vị trí có sự thay đổi về cấu trúc, cấp độ: trần nhà

    Màu nhấn (cấp độ 3): 10% diện tích tường sơn của ngôi nhà đối với các điểm, mảng cần trang trí điểm nhấn gờ, phào chỉ trang trí.

    Hướng dẫn kết hợp phối màu sơn nhà theo nguyên tắc bánh xe màu sắc
    Để thuận tiện khi phối màu sơn cho nhà đẹp thì thường chia thành 3 gam màu cơ bản đó là: Xanh dương, vàng và đỏ. Từ các gam màu cơ bàn này có thể vận dụng các quy tắc phối màu sơn nhà để có được màu sắc độc đáo cho không gian theo mong muốn.

    phoi-mau-son-bang-mau-co-ban-6-quy-tac.jpg
    Có 3 cách phối màu sắc mà bạn có thể áp dụng theo nguyên tắc bánh xe màu sắc như sau:

    • Cách phối màu sơn nhà đơn sắc – Monochromatic: Chọn màu duy nhất để sơn nhà; Chọn một màu trong bánh xe màu sắc làm chủ đạo và tách nhiều màu trên màu chủ đạo đó. Việc cần làm đó là bạn chọn ra màu yêu thích làm màu chủ đạo để phối với các màu cùng cấp độ nhạt hơn.
    • Phối màu sơn nhà theo quy tắc tương đồng – liền kề – Analogous
    • Ví dụ: Tư vấn cách phối màu sơn theo nguyên tắc này sẽ lấy những màu sắc đứng cạnh nhau trên vòng tròn màu sắc: như đỏ – cam – vàng.
    • Phối màu sơn nhà theo quy tắc bổ túc trực tiếp – Complementary: tức là lấy 1 màu yêu thích (màu chính) trên bánh xe màu sắc và tìm màu đối xứng với màu này để có được màu tương phản (màu phụ).
    • Phối màu sơn nhà ở theo quy tắc bổ sung xen kẽ Split – Complementary: tạo nên một không gian vui nhộn, sinh động và cuốn hút với nhiều cảm hứng. Cách phối màu sơn nhà này chỉ cầy lấy 1 màu chính và kết hợp với 1 màu đối điện trên vòng tròn để tạo thành hình tam giác cân (chữ T).
    • Cách phối màu sơn nhà theo quy tắc bổ túc bộ 3 – Triadic: tương tự như phối màu xen kẽ nhưng có sự khác biệt là cách chọn màu này sẽ tạo thành tam giác đều để phối màu hài hòa. Ví dụ: phối màu sơn nhà với màu đỏ chủ đạo và 2 màu Xanh lam – Vàng.
    • Phối màu sơn nhà theo quy tắc bổ túc bộ bốn: Rectangular Tetradic: Màu vàng – Cam – Nâu – Xanh Lam là 4 màu nối hình chữ nhật trên bảng màu sắc giúp mang lại không gian có nhiều dấu ấn, năng lượng, thú vị và cá tính.