Loading...

ISO: Công Cụ Hiệu Quả Cho Chất Lượng Sản Phẩm & Tăng Trưởng Doanh Nghiệp

Thảo luận trong 'Mua và bán linh tinh' bắt đầu bởi Phongvu, 6/2/25 lúc 15:55.

  1. Phongvu

    Phongvu New Member

    Tham gia ngày:
    5/12/24
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    12
    Giới tính:
    Nam
    ISO là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy tăng trưởng. KNA Cert sẽ hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng công cụ này một cách tối ưu nhất.

    Khái niệm tiêu chuẩn ISO
    ISO có tên đầy đủ là International Organization for Standardization – Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Đây là một tổ chức độc lập phi chính phủ, được thành lập chính thức vào năm 1947, có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Tổ chức này có nhiệm vụ thiết lập, phát triển các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, sản xuất và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
    Hiểu một cách đơn giản, tiêu chuẩn ISO là tập hợp các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế và có giá trị trên toàn cầu. Những quy tắc này giúp cho các tổ chức hoạt động và phát triển bền vững, tập trung sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chất lượng tiêu chuẩn. Có thể nói, tiêu chuẩn ISO chính là thước đo đồng đều cho các doanh nghiệp trên thế giới hướng tới.
    Lịch sử phát triển
    Năm 1946, tại thành phố Luân Đôn (Anh): Tập hợp 65 chuyên gia từ 25 nước khác nhau trên thế giới để thảo luận về ý tưởng thành lập một tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế.
    Tháng 02/1947, Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) chính thức ra đời với 67 Ủy ban kỹ thuật.
    Năm 1949, trụ sở ISO được đặt chính thức tại Route De Malagnou, Geneva, Thụy Sĩ với 5 thành viên thường trực.
    Tháng 05/1952, tạp chí ISO đầu tiên công bố các tiêu chuẩn phát hành hàng tháng.
    Năm 1987, ISO công bố tiêu chuẩn quản lý Chất lượng (ISO 9000).
    Năm 1995, ISO cho ra mắt website đầu tiên iso.org. Cho đến năm 2000, các tiêu chuẩn bắt đầu được bán trực tuyến trên website này.
    Năm 1996, ISO tiếp tục công bố tiêu chuẩn quản lý Môi trường (ISO 14001).
    Năm 2005, ISO hợp tác cùng IEC và ban hành Hệ thống quản lý bảo mật thông tin (ISO 27001).
    Năm 2010, ISO công bố tiêu chuẩn Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội (ISO 26000).
    Năm 2011, tiêu chuẩn ISO 50001 (Hệ thống quản lý năng lượng) ra đời.
    Năm 2018 ISO tiếp tục ban hành tiêu chuẩn ISO 45001 (Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp).
    Các tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay
    Tiêu chuẩn ISO được xây dựng và áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một vài tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
    Tiêu chuẩn ISO 9000
    Đây là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất. Tiêu chuẩn này được thiết lập với các hướng dẫn và công cụ dành cho các tổ chức hướng đến chất lượng sản phẩm cải thiện đạt chuẩn phục vụ khách hàng.
    Tiêu chuẩn ISO 9001
    ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn liên quan đến Quản lý chất lượng. Có thể xem đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất do ISO ban hành.Bộ tiêu chuẩn này có vai trò đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách toàn diện và chặt chẽ, xem xét hệ thống quản lý đó có phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp hay không.
    Tiêu chuẩn ISO 14001
    ISO 14001 là tiêu chuẩn được ban hành liên quan đến lĩnh vực Quản lý môi trường. Đây chính là tiêu chuẩn mới nhất của ISO và nếu kết hợp với ISO 9001 thì doanh nghiệp sẽ có hướng kinh doanh cụ thể, rõ ràng, hiệu quả và chiếm được lòng tin của khách hàng. Hay nói cách khác, tiêu chuẩn ISO 14001 thể hiện một tổ chức có thể kiểm soát chất lượng tốt nhất, đảm bảo thực phẩm luôn an toàn.
    Tiêu chuẩn ISO 27000
    ISO 27000 là bộ tiêu chuẩn về vấn đề Giữ an toàn thông tin tài sản, gồm có thông tin nhân viên và đối tác, thông tin tài chính, sở hữu trí tuệ,... Bộ tiêu chuẩn này được thiết lập và xây dựng dưới sự phối hợp của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO cùng Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế IEC. Mục đích của tiêu chuẩn này là hỗ trợ các tổ chức tạo lập công cụ được áp dụng quy phạm an toàn thông tin tối ưu trong hoạt động kinh doanh.
    Tiêu chuẩn ISO 17025
    Bộ tiêu chuẩn ISO 17025 được thiết lập nhằm đảm bảo năng lực của các phòng thí nghiệm và phòng hiệu chuẩn. Tiêu chí đánh giá của tiêu chuẩn này bao gồm năng lực kỹ thuật, hệ thống chất lượng và giá trị của những kết quả thí nghiệm.
    Tiêu chuẩn ISO 22000
    ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu đối với tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi thực phẩm. Tổ chức nào đạt chứng nhận tiêu chuẩn này sẽ được xác nhận khả năng kiểm soát các mối nguy cơ nhằm đảm bảo về vấn đề an toàn thực phẩm.
    Tiêu chuẩn ISO 13485
    Đây là bộ tiêu chuẩn được sử dụng trong lĩnh vực y tế, áp dụng cho các tổ chức/doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất, thiết kế, bảo trì các thiết bị y tế cũng như các dịch vụ liên quan. Tiêu chuẩn ISO 13485 đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và kiểm soát chất lượng các thiết bị y tế.
    Tiêu chuẩn ISO 45001
    ISO 45001 là bộ tiêu chuẩn liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các yêu cầu từ hệ thống tiêu chuẩn này có nhiệm vụ hỗ trợ tổ chức quản lý chặt chẽ những rủi ro về tai nạn nghề nghiệp cũng như hạn chế các tổn thất về mặt sức khỏe.
    Vai trò của tiêu chuẩn ISO trong lĩnh vực sản xuất
    Tiêu chuẩn ISO khi triển khai trong các tổ chức/doanh nghiệp sẽ bao gồm tất cả các khâu sản xuất và tổ chức nhân sự. Khi áp dụng các tiêu chuẩn này thì giá trị của doanh nghiệp trước cộng đồng quốc tế được nâng cao hơn. Theo đó, vai trò của tiêu chuẩn ISO đối với doanh nghiệp cụ thể như sau:
    Cải thiện và nâng cao mức độ tin cậy cũng như hình ảnh cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
    Cải tiến quy trình, dây chuyền sản xuất, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và lãng phí tài nguyên.
    Nâng cao khả năng quyết định dựa trên dữ liệu.
    Xây dựng văn hóa cải tiến cho tổ chức.
    Như vậy, có thể nói, người được hưởng nhiều lợi ích nhất vẫn chính là người tiêu dùng. Bởi khi sử dụng một sản phẩm/dịch vụ đạt tiêu chuẩn ISO cũng đồng nghĩa với việc họ đang trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ đã đạt tới những yêu cầu tiêu chuẩn mang tầm cỡ thế giới. Chứng chỉ ISO chính là minh chứng cho khách hàng thấy được tổ chức/doanh nghiệp đó đảm bảo uy tín, đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng phát triển lớn mạnh.