Loading...

Kỹ thuật thi công sơn nước đạt chuẩn của chuyên gia

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm thi công sơn nước phổ thông' bắt đầu bởi mod diễn đàn, 10/9/21.

  1. mod diễn đàn

    mod diễn đàn Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    23/11/18
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    22
    Thi công sơn nước là quá trình thi công hoàn thiện giúp trang trí, mang lại tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà cũng như bảo vệ công trình của bạn trước những tác động của môi trường xung quanh.

    Tuy nhiên, việc thi công sơn tường không hề đơn giản, nó yêu cầu một kỹ thuật thi công chính xác và được thực hiện bởi một đội ngũ thi công chuyên nghiệp, khéo léo và tỉ mỉ. Và bằng chính những kinh nghiệm thực tiễn hơn 10 năm của mình, xin chia sẻ đến bạn đọc kỹ thuật thi công sơn nước giúp bạn có thể biết cách tạo nên một ngôi nhà hoàn thiện nhât.

    Theo kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm thi công thì kỹ thuật thi công sơn nước bao gồm những công đoạn như sau:
    Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt
    Công đoạn vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sẽ khác nhau đối với từng bề mặt tường cũ và mới khác nhau:

    [​IMG]
    Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt
    Đối với bề mặt tường mới:
    Một công trình nhà sau khi mới hoàn thanh thì muốn thi công cần phải đạt được độ khô cần thiết. Một công trình đạt được độ khô cần thiết thì độ ẩm phải đạt dưới 160C khi đo bằng máy đo độ ẩm chuyên dụng hoặc từ 21- 25 trong nhiệt độ bình thường sau khi tô hồ. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp tường nhà sau khi thi công phải chờ khô hẳn thì thời gian cũng có thể kéo dài đến vài tháng.

    Đối với bề mặt tường mới thì bạn có thể dùng đá mài để vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết các loại tạp chất, bụi bẩn ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bả hoặc lớp sơn lót.

    Sau đó, tiến hành vệ sinh lại một lần nữa bằng giấy ráp mịn hoặc thô để tiến hành loại bỏ hết các bụi bẩn hoặc sạn cát bám lại trên tường.

    Đối với bề mặt tường mới trước khi tiến hành thi công bả matit hoặc thi công sơn lót, nếu như bề mặt tường quá khô thì thợ thi công có thể làm ẩm bề mặt tường bằng cách dùng rulo lăn với nước hay sử dụng phương pháp phun nước dưới dạng sương phủ.

    Đối với bề mặt tường cũ:
    Với bề mặt tường cũ thì trước khi thi công cần tiến hành loại bỏ hết các loại rong rêu, nấm mốc, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt.

    Nêu bề mặt tường cũ còn mới thì hãy dùng đá mài và giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt. Ngược lại, đối với bề mặt tường quá cũ nát thì sau khi vệ sinh cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch sau đó để khô mới tiến hành thi công.

    Bước 2: Thi công sơn chống thấm
    Thi công chống thấm là một công đoạn cực kỳ quan trọng, nhất là đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì cần phải sơn chống thấm. Việc chống thấm giúp bảo vệ ngôi nhà trước những yếu tố tác động của thời tiết như: nắng, mưa. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng ẩm mưa nhiều như nước ta hiện nay.

    >>> Tham khảo quy trình thi công sơn chống thấm

    Để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất thì ngoài việc chọn một đội ngũ thi công chống thấm chuyên nghiệp bạn còn cần phải chọn được loại sơn chống thấm chất lượng.

    Bạn đã biết đến 10 hãng sơn chống thấm tốt nhất hiện nay chưa?

    Bước 3: Thi công bột trét (matit) nếu cần
    Bột trét tường là vật liệu dùng để che khe nứt, khuyết điểm tạo bề mặt bằng phẳng cho các bề mặt tường nội và ngoại thất trước khi thi công lớp sơn lót, lớp sơn phủ phía trên.

    [​IMG]
    Bả matit cho tường nhà
    >>> Tham khảo quy trình thi công bả matit đạt chuẩn để quá trình thi công sơn bả được hoàn thiện.

    Bước 4: Thi công lớp sơn lót
    Sơn lót là lớp sơn quan trọng đóng vai trò quan trọng, tăng độ bám dính và kết nối giữa các lớp sơn, đồng thời giúp cho lớp sơn phủ lên màu được đẹp hơn.

    [​IMG]
    Thi công sơn lót cho tường nhà
    Trước khi thi công lớp sơn lót thì bạn cần bật nắp thùng sơn và tiến hành khuấy đều.

    Sử dụng rulo lăn sơn để thi công sơn lót chống kiềm. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 01h để đảm bảo độ khô cần thiết.

    Có thể pha thêm từ 5-10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích trước khi thi công. Việc pha thêm dung môi nhằm gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.

    Bước 5: Thi công lớp sơn phủ
    Thi công lớp sơn phủ là công đoạn thi công hoàn thiện cuối cùng. Tùy theo điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể thi công từ 1 – 2 lớp.

    Trước khi thi công sơn phủ màu, thợ thi công nên pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 5 – 10%.

    Sử dụng dụng cụ thi công có thể là máy phun sơn, cọ lăn hoặc rulo. Thi công thật đều tay và cẩn thận.

    [​IMG]
    Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
    Trên đây là kỹ thuật thi công sơn nước đạt chuẩn do Thợ Sơn TKS chia sẻ. Hy vọng với những kiến thức này sẽ hữu ích cho các bạn trong việc kiểm soát được chất lượng hoàn thiện cuối cùng của ngôi nhà.