Kiểm soát lượng phát thải KNK là chìa khóa để hướng tới phát triển bền vững. Áp dụng ISO 14064:2018 và nhận được sự hỗ trợ từ KNA Cert. Kiểm kê khí nhà kính là gì? Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Khí nhà kính: thành phần của khí quyển, cả tự nhiên và nhân tạo, hấp thụ và phát ra bức xạ ở các bước sóng cụ thể trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt trái đất, bầu khí quyển và các đám mây phát ra. Khí nhà kính giữ nhiệt trong bầu khí quyển và làm trái đất nóng lên. Khí nhà kính bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O), hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), lưu huỳnh hexafluoride (SF6) và nitơ trifluoride (NF3)1 và các khí khác (ví dụ, môi chất lạnh theo Nghị định thư Montreal hoặc khí y tế). Khí nhà kính giữ nhiệt trong bầu khí quyển và làm trái đất nóng lên. Phát thải khí nhà kính là giải phóng khí nhà kính vào bầu khí quyền. Dấu chân carbon là tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) do một cá nhân, sự kiện, tổ chức, dịch vụ, địa điểm hoặc sản phẩm phát ra, được biểu thị bằng lượng carbon dioxide tương đương (CO2e). Khí nhà kính, bao gồm cả khí chứa carbon, carbon dioxide và mêtan, có thể được thải ra thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch, giải phóng mặt bằng, sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, hàng hóa, vật liệu, gỗ, đường xá, công trình xây dựng, giao thông vận tải và dịch vụ khác. Trung hòa carbon (carbon neutrality) là trạng thái khi tổng lượng khí Carbon dioxide (CO2) thải ra môi trường cân bằng với lượng CO2 được hấp thụ hoặc loại bỏ. Điều này có nghĩa là không có sự gia tăng tổng lượng CO2 trong bầu khí quyển khi diễn ra các hoạt động thường nhật. Báo cáo khí nhà kính: Tài liệu độc lập dùng để thông báo các thông tin liên quan đến khí nhà kính của dự án hoặc tổ chức cho người sử dụng đã định. Thẩm định khí nhà kính: Quá trình có tính hệ thống, độc lập và được lập thành tài liệu để đánh giá sự xác nhận khí nhà kính trong kế hoạch của dự án khí nhà kính dựa theo các tiêu chí thẩm định đã thỏa thuận. Lợi ích của việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính Lợi ích môi trường: Thực hiện kiểm kê khí nhà kính giúp tổ chức hiểu rõ hơn về lượng phát thải và nguồn gốc phát thải của mình, từ đó có các biện pháp giảm thiểu hiệu quả. Điều này không chỉ giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường mà còn đóng góp vào việc ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu. Lợi ích kinh tế: Việc quản lý khí nhà kính hiệu quả có thể dẫn đến việc tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí hoạt động. Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định về phát thải cũng giúp tổ chức tránh được các khoản phạt và chi phí liên quan đến vi phạm pháp luật. Hơn nữa, các doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính có thể tiếp cận được các cơ hội tài chính và đầu tư từ các quỹ hỗ trợ môi trường. Lợi ích xã hội và uy tín doanh nghiệp: Thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14064-1 giúp nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng. Điều này không chỉ tạo ra sự tin tưởng mà còn góp phần vào việc xây dựng một thương hiệu bền vững và có trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất trong hệ thống ISO 14064? Trong hệ thống ISO 14064, cả 3 tiêu chuẩn ISO 14064-1, ISO 14064-2 và ISO 14064-3 đều quan trọng như nhau vì phục vụ từng mục đích cụ thể và đóng vai trò bổ trợ lẫn nhau trong việc quản lý và báo cáo khí nhà kính. Tuy nhiên, ISO 14064-1 đang là tiêu chuẩn được các tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Cụ thể, tiêu chuẩn ISO 14064-1 giúp doanh nghiệp ghi lại lượng phát thải khí nhà kính theo cách có cấu trúc và hoạt động rõ ràng để giảm lượng khí thải carbon. Nó cung cấp khuôn khổ cho việc tính toán khí nhà kính và xác minh báo cáo phát thải. Bằng cách áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064-1, doanh nghiệp có thể thực hiện các hành động bảo vệ môi trường một cách công khai, minh bạch và hiệu quả. Nội dung của ISO 14064-1 được xây dựng dựa trên Nghị định thư về khí nhà kính (GHG Protocol) được xuất bản vào năm 1998 bởi Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển Bền vững (WBCSD) và Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) nhằm tiêu chuẩn hóa việc “Tính toán các-bon”. Hướng dẫn Quy trình thực hiện dịch vụ đào tạo kiểm kê, báo cáo khí nhà kính Đào tạo kiểm kê và báo cáo khí nhà kính ở cấp độ tổ chức sẽ dựa theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và tiến hành theo các bước sau: Đào tạo thiết lập phạm vi và ranh giới của tổ chức và phạm vi báo cáo Đào tạo thiết lập năm cơ sở Đào tạo thực hiện kiểm kê khí nhà kính Đào tạo quản lý chất lượng kiểm kê khí nhà kính Đào tạo xây dựng nội dung báo cáo khí nhà kính Đào tạo phương pháp thẩm định báo cáo khí nhà kính