Những trường hợp không được truyền nước là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bởi nhiều người nghĩ rằng chỉ cần mệt mỏi là sẽ cần truyền dịch. Tuy nhiên chúng ta vẫn có một số trường hợp chống chỉ định truyền dịch hay truyền nước vào cơ thể. Truyền nước hay còn gọi là truyền dịch chính là truyền những chất có lợi vào cơ thể. Thông qua đường tĩnh mạch sẽ giúp hỗ trợ và phục hồi sức khoẻ. Việc truyền này chỉ được thực hiện khi bạn có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Chúng ta không nên tự ý truyền dịch bởi vì vẫn có những trường hợp không được truyền nước. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết được Những trường hợp không được truyền nước. Khi nào nên truyền nước biển? Trong cơ thể chúng ta, bình thường mỗi người đều sẽ có chỉ số máu, đường huyết,… ở mức trung bình. Nếu một trong các chỉ số này thấp hơn với mức bình thường thì lúc này chúng ta sẽ cần phải nạp để bù vào. Tuy nhiên mức độ nạp vào cũng sẽ cần phải tính toán kỹ lưỡng. Do đó trước khi truyền dịch chúng ta sẽ cần phải làm xét nghiệm để kiểm tra mình có thật sự cần truyền hay không. Một số trường hợp sẽ cần phải truyền dịch ví dụ như: Sốt do virus gây nên Bệnh nhân bị cảm cúm Đối tượng bị suy nhược và mệt mỏi Chỉ định của bác sĩ yêu cầu truyền nước. Cơ thể rơi vào tình trạng mất nước trầm trọng. Ví dụ như người đã bị sốt cao, ói mửa, bỏng hay bị mất máu,… Người bệnh gặp phải tình trạng khó ăn. Cơ thể lúc này bị nguy hiểm vì không được ăn uống đầy đủ dẫn đến sức khỏe suy kiệt. Lúc này cơ thể đã rơi vào hôn mê hoặc những bệnh nhân gặp phải bệnh đường ruột. Những trường hợp không được truyền nước Có nhiều người chỉ mới thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không được thì lại nghĩ là truyền nước biển tại nhà để phục hồi lại sức khỏe. Vì khi cơ thể được truyền nước biển, họ sẽ nghĩ khi truyền nước vào thì nó sẽ có tác dụng nhanh hơn là ăn thêm 1 chén cơm. Những trường hợp này chỉ đúng về 1 phần thôi. Theo các bác sĩ, sẽ có một số trường hợp cần phải lưu ý không nên truyền nước biển. Khi trẻ bị sốt sẽ không nên truyền muối hay nước vào. Vì những chất này khi truyền vào sẽ gây nên các áp lực lên thành máu não gây ảnh hưởng sọ não. Những bệnh nhi bị viêm phổi cũng không được truyền dịch. Vì lúc này dịch truyền vào sẽ gây thêm gánh nặng cho phổi và tim. Vì vậy những bệnh nhi viêm não, viêm màng não chỉ được truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh lớn tuổi có thận yếu, những bệnh nhân bị bệnh về đường tim mạch cũng nên lưu ý khi truyền dịch. Những đối tượng bị suy thận cấp, suy thận mãn tính cũng nên cẩn thận khi truyền dịch. Bên cạnh đó một số đối tượng bị suy tim, toan huyết, suy gan,… cũng được khuyến cáo không nên truyền dịch. Lưu ý khi truyền nước Chỉ được truyền nước khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Trong đó thì liều lượng truyền sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm cũng như quá trình thăm khám. Phải luôn chuẩn bị bộ xử lý chống sốc và tai biến sau khi tiêm. Dụng cụ truyền nước cũng luôn đảm bảo vô khuẩn. Loại bỏ đi một số bọt khí bên trong túi truyền bằng cách cho chảy giọt đầu tiên trước khi cắm thẳng vào người bệnh nhân. Theo dõi và đảm bảo số liệu trong suốt quá trình truyền dịch. Những y tá phụ trách truyền cũng cần phải theo sát bệnh nhân. Nếu người tiêm cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu gì thì phải báo ngay với nhân viên y tế để tránh ảnh hưởng xấu về sau. Nếu còn ăn uống được hãy thay đổi chế độ ăn cho phù hợp hơn. Vì cách này vừa đảm bảo an toàn nhưng cũng vừa tự nhiên hơn. Truyền dịch rất tốt cho việc phục hồi cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta vẫn luôn phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc biết được truyền nước biển nhiều có tốt không sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó cũng sẽ phần nào hạn chế được rủi ro ngoài ý muốn.