KNA Cert sẽ hướng dẫn bạn quy trình đạt chứng nhận FSC cho cả rừng trồng và rừng tự nhiên, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn. Chứng nhận FSC là gì? FSC là viết tắt của từ Forest Stewardship Council, một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1993 với mục tiêu phát triển và quản lý rừng bền vững trên toàn thế giới. Tổ chức này hiện có mặt ở hơn 50 quốc gia với khoảng 850 thành viên bao gồm các tổ chức phi chính phủ, trung tâm nghiên cứu khoa học và rất nhiều tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp sản xuất,… có hoạt động liên quan đến rừng. Có thể nói, đây là tổ chức lớn, uy tín và rất có tiếng nói trong việc bảo vệ rừng nói riêng và môi trường nói chung. Chứng nhận FSC là một chứng nhận bảo vệ rừng được phát hành bởi FSC với 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí. Chứng nhận này được dùng cho các nhà quản lý rừng và những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng với mục tiêu phát triển và quản lý rừng bền vững thông qua việc quản lý khai thác, chế biến và sử dụng các sản phẩm từ rừng. Sở hữu chứng nhận FSC tương đương với việc doanh nghiệp đã chứng minh được cho khách hàng và đối tác của mình rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩn FSC trên toàn bộ hệ thống quản lý của mình. Các loại chứng nhận FSC 3 loại chứng nhận chính: Chứng nhận FSC-FM (Forest Management Certificate): Đây là chứng nhận cho một khu rừng đạt tiêu chuẩn FSC. Để đạt được chứng chỉ FSC thì khu rừng đó phải đạt các tiêu chí liên quan tới môi trường, xã hội và kinh tế theo yêu cầu của FSC. Chứng nhận này dành cho các tổ chức trồng rừng và khai thác rừng. Chứng nhận FSC-CoC (Chain of Custody Certificate) – Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm: yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm lâm sản, gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc được chứng nhận, các sản phẩm này có thể được sử dụng nhãn FSC. Chứng nhận này dành cho các đơn vị vận chuyển, chế biến, sản xuất các sản phẩm từ rừng. Số hiệu tiêu chuẩn áp dụng đối với loại chứng nhận này là FSC-STD 40-004 và FSC-STD 50-001 Chứng nhận FSC-CW (Control Wood Certificate) – Chứng nhận nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC: yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc được chứng nhận FSC và các nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC. Gỗ này theo sự kiểm soát của FSC có ràng buộc các yêu cầu cao hơn gỗ hợp pháp ở mỗi quốc gia nhưng chưa đạt đến điều kiện của gỗ chứng nhận FSC. Gỗ này trộn với gỗ FSC để có sản phẩm pha trộn FSC hay sản xuất các sản phẩm gỗ có kiểm soát FSC. Các sản phẩm này có thể được sử dụng nhãn FSC. Số hiệu tiêu chuẩn đối với chứng nhận này là FSC-STD 30-010 (cho các doanh nghiệp trồng rừng) hoặc tiêu chuẩn FSC-STD 40-005 (cho các doanh nghiệp sản xuất và thương mại bằng cách thực hiện chương trình thẩm định nguồn gỗ mua đầu vào qua hoạt động đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu để có được gỗ FSC-CW). Nguồn gỗ có chứng nhận FSC-CW là nguồn gỗ không rơi vào các hạng mục rủi ro theo kiểm soát của FSC như sau: Gỗ khai thác bất hợp pháp (theo quy định từng quốc gia sở tại). Gỗ khai thác từ khu vực rừng có quyền nhân sự hoặc truyền thống bị vi phạm. Gỗ khai thác từ khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao đang bị đe dọa. Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chuyển đổi mục đích thành rừng trồng hay sử dụng khác ngoài rừng. Gỗ khai thác từ rừng cây biến đổi gene. Ai cần được chứng nhận FSC? Theo những thông tin về các loại chứng nhận FSC ở trên, về cơ bản ta có thể hiểu bất cứ công ty, doanh nghiệp, tổ chức nào khi tham gia vào quá trình chế biến hoặc chuyển đổi các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng đều cần được chứng nhận FSC. Và ta có thể chia những đối tượng này thành 3 nhóm như sau: Nhóm đối tượng là các nhà quản lý rừng: doanh nghiệp, công ty hoặc người dân địa phương tham gia vào quá trình trồng và khai thác rừng. Nhóm đối tượng và những người mua, bán các sản phẩm gỗ rừng: Những đơn vị, tổ chức có phát sinh hoạt động mua và bán gỗ có nguồn gốc từ rừng Nhóm đói tượng sản xuất sản phẩm dựa trên nguồn gỗ rừng: Các đơn vị sản xuất các sản phẩm nội thất, ngoại thất, giấy, … sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng. Đây là những nhóm đối tượng cần thiết sở hữu chứng nhận FSC. Với những đối tượng này, việc sở hữu chứng nhận FSC sẽ mang đến rất nhiều lợi ích về cả mặt phát triển uy tín, quy mô đến cơ hội hợp tác với những đối tác lớn trên thế giới. Tại sao chứng chỉ FSC quan trọng? Ngày nay, khi ảnh hưởng của môi trường đến con người ngày càng lớn, những biện pháp bảo vệ thiên nhiên cũng được hỗ trợ ngày một tích cực hơn, đó cũng là lý do chứng chỉ FSC đang ngày càng trở lên quan trọng và dần trở thành một trong những tiêu chí gần như bắt buộc cần đáp ứng nếu doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm từ gỗ rừng của mình tiếp xúc với thị trường quốc tế. Vậy cụ thể thì nó quan trọng đến mức nào và có thể mang đến cho doanh nghiệp sở hữu lợi ích ra sao? Sự uy tín: Chứng nhận FSC như một lời cam kết của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng cũng như xã hội về trách nghiệm của doanh nghiệp với môi trường. Một doanh nghiệp uy tín sẽ là một doanh nghiệp quan tâm đến sự phát triển bền vững và dài lâu. Sự phát triển: Một doanh nghiệp uy tín sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng của khách hàng đối tác, tăng khả năng phát triển và mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Đặc biệt, việc sở hữu chứng nhận FSC cũng tạo cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận những dự án công trình xanh cũng như mở rộng quy mô hợp tác với khách hàng quốc tế. Hạn chế rủi ro: Việc truy xuất và kiểm soát được nguồn gốc của các sản phẩm từ gỗ rừng giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa các rủi ro có thể phát sinh. Chứng chỉ FSC hoạt động như thế nào? Hiểu rõ về cách mà FSC hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình áp dụng, tránh được những sai lầm phát sinh do sai định hướng. Về cơ bản, ta có thể hiểu cách hoạt động của tiêu chuẩn FSC như sau: Rừng sẽ được kiểm tra và đạt chứng nhận FSC nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của 10 nguyên tắc quản lý rừng FSC. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện bởi các tổ chức độc lập có thẩm quyền do FSC công nhận. Hiện nay, FSC đã ủy quyền cho 10 cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ rừng gồm: SGS – Chương trình QUALIOR – nước Anh Hiệp hội đất – Chương trình Woodmark – nước Anh BM TRADA Certification – nước Anh Hệ thống chứng chỉ khoa học – Chương trình bảo tồn rừng – Hoa Kỳ Liên minh về rừng nhiệt đới – Chương trình Smartwood – Hoa Kỳ SKAL – Hà Lan Silva Forest Foundation – Canada GFA Terra System – Đức South African Bureau for Standards (SABS) – Nam Phi Institute for Martokologic (LMO) – Thụy Sĩ Và 10 nguyên tắc cụ thể như sau: Tuân thủ theo pháp luật của quốc gia hiện hành Quyền và trách nhiệm đối với việc sử dụng và sở hữu Xác nhận và duy trì các quyền hợp pháp của người bản xứ về việc sở hữu, sử dụng và quản lý đất đai, lãnh thổ Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động Quản lý hiệu quả các loại sản phẩm và dịch vụ để duy trì hoặc nâng cao khả năng kinh tế lâu dàu và những lợi ích về môi trường, xã hội Duy trì, bảo tồn hoặc phục hồi các dịch vụ hệ sinh thái của địa phương đồng thời đảm bảo giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường Có kế hoạch quản lý phù hợp với các chính sách, mục tiêu đã đề ra Giám sát và đánh giá Duy trì các khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao Các hoạt động quản lý được thực hiện phải phù hợp với mục tiêu và chính sách kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức, tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí chung.