I. Khái quát thiết bị máy ép thủy lực chữ C Máy ép thuỷ lực chữ C là thiết bị quan trọng trong các dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử hay các công đoạn ép lắp ráp, chuốt, tạo khối, công đoạn gia công trong các ngành như cơ khí, chế tạo linh kiện điện tử, chế tạo chi tiết máy… Máy ép thuỷ lực trong các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử ép định hình linh kiện, tạo khuôn mẫu, phôi mẫu sản phẩm, phôi cần được gia công cơ khí. Máy ép sử dụng trong các nhà máy sản xuất cơ khí, chế tạo chi tiết máy thực hiện công đoạn gia công, ép, chuốt, dập tấm… Máy ép thủy lực chữ C là một thiết bị được chế tạo với hệ thống bơm thủy lực kép, ngoài ra máy được bổ sung thêm nút bấm điện, nút dừng khẩn cấp khi có sự cố xảy ra. Vì vậy người điều khiển thiết bị có thể chọn một trong hai cách điều khiển và được Sử dụng hai chế độ nút bấm tự động hoặc sử dụng chế độ vận hành bằng tay. Tất cả các hệ thống điện, thủy lực và các chi tiết máy được thiết kế theo đúng các tiêu chuẩn công nghiệp và được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Hiện nay máy ép thủy lực chữ C được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hiện nay. II. Công nghệ máy ép thuỷ lực chữ C Máy ép thuỷ lực chữ C sử dụng các cơ cấu cơ khí để dẫn động bơm thuỷ lực, Các xi lanh thuỷ lực làm tịnh tiến bàn ép tịnh tiến dọc tạo lực ép tác dụng trực tiếp lên vật liệu cần ép. Do sử dụng hệ thống xi lanh thuỷ lực nên tạo được lực ép lớn lên đến 100T. Lực ép này tuỳ vào nhu cầu từ phía khách hàng III. Nguyên lý hoạt động của máy ép thuỷ lực chữ C Máy ép thuỷ lực chữ C kiểu đứng hoạt động theo nguyên lý bàn ép động tạo lực ép (nhờ xi lanh thuỷ lực) tác động trực tiếp lên khối vật liệu cần ép. Đặt chi tiết cần ép lên bàn ép và cố định chi tiết, khi chi tiết đã được cố định thì tiến hành quá trình ép. Hệ thống xi lanh thuỷ lực tịnh tiến đẩy bàn ép động dịch chuyển xuống dần đến khi vật liệu bắt đầu được ép. Quá trình ép diễn ra đến khi lực ép đạt giới hạn hoặc chi tiết đạt yêu cầu theo thiết kế thì máy tự động ngừng lại, dịch chuyển bản ép lên để lấy sản phẩm ra và kết thúc quá trình ép. Đặc tính kỹ thuật của máy ép thủy lực chữ C – Thiết kế chuyên nghiệp phù hợp với nhiều loại môi trường. – Có chế độ tự động hoàn toàn cho hoạt động liên tục – An toàn và hiệu quả cao. – Độ ồn thấp và ổn định. – Độ bền cao, chi phí bảo trì, sửa chữa thấp. – Linh kiện máy ép thủy lực chữ C rẻ, dễ thay thế. – Chi phí vận hành thấp. – Nhỏ gọn tiết kiệm không gian lắp đặt. Máy ép thuỷ lực chữ C có các bộ phận cơ bản là: Bàn ép tĩnh Bàn ép động Trụ dẫn hướng Tủ điện điều khiển lập trình PLC Hệ thống thuỷ lực… Với các chi tiết phức tạp thì có thể ép nhiều lần để đạt yêu cầu. Quá trình nạp liệu và lấy chi tiết ép khỏi bàn ép đều được thực hiện thủ công bằng tay. IV. Đặc trưng của máy ép thuỷ lực chữ C a) Khả năng tư động hoá Máy ép làm việc chu kỳ, khi vật liệu cần ép được đặt và cố định trên bàn ép, bấm máy khởi động quá trình ép. Quá trình ép bắt đầu đến khi đạt được lực ép đã định trước, hoặc chi tiết ép đạt yêu cầu theo thiết kế thì dừng lại. b) Khả năng ép Lực ép máy tạo ra lên sản phẩm chi tiết linh kiện có thể sử dụng lực ép 100 tấn. Kích thước và khuôn mẫu chi tiết máy có thể ép theo đặc thù yêu cầu của khách hàng. c) Khả năng chống quá tải Máy ép có hệ thống chống qua tải cho động cơ, bơm và xi lanh thuỷ lực trong quá trình ép. Khi lực ép đạt tới giới hạn thì hệ thống van giới hạn áp sẽ ngắt để đảm bảo an toàn cho hệ thống và chi tiết ép. d) Tính năng đặc biệt của máy ép thuỷ lực chữ C Máy được chế tạo với hệ thống điều khiển kép, ngoài ra máy được bổ sung thêm nút bấm điện, nút dừng khẩn cấp khi có sự cố xảy ra và một bàn đạp chân. Vì vậy người điều khiển có thể chọn một trong hai cách điều khiển sau: sử dụng nút bấm hoặc sử dụng bàn đạp chân. Hệ thống điều khiển lập trình PLC. e) Tiết kiệm nhân công, năng suất cao Các công đoạn của máy trong quá trình gia công cao hơn nhiều lần so với phương pháp thủ công. Vì vậy, khi ứng dụng máy ép thuỷ lực chữ C vào quá trình gia công, chế tạo sẽ giảm nhân công và tăng năng suất cho doanh nghiệp. f) Tiết kiệm chi phí lâu dài Do tiết kiệm được nhân công và nâng cao năng suất cho quá trình sản xuất nên sẽ giảm được chi phí nhân công theo thời gian dài và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. V. Ưu nhược điểm của máy ép thuỷ lực chữ C Máy ép thuỷ lực chữ C dùng để ép, chuốt, gia công, tháo lắp, định hình các chi tiết máy, các loại vật liệu trong ngành công nghiệp luyện chế tạo máy, chế tạo linh kiện điện tử… Máy cũng được sử dụng các khuôn để tạo khối cho sản phẩm trong chế tạo. Ưu điểm của máy – Kích thước máy gọn gàng dễ dàng bố trí lắp đặt trong nhà xưởng. – Máy tiêu hao điện năng thấp và năng suất máy cao. – Máy có hệ thống đảo chiều, hạn chế hành trình xi lanh đảm bảo an toàn cho quá trình ép. – Kết cấu máy có độ cứng vững và tính ổn định rất cao. – Các van an toàn để giới hạn áp suất trong quá trình ép. Nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống và chi tiết ép. – Nguyên lý ép đơn giản, công nhân dễ dàng trong quá trình vận hành. Nhược điểm của máy – Máy chỉ phù hợp ép các chi tiết có kích thước nhỏ, yêu cầu lực ép không lớn.