Bài viết này tổng hợp tất cả những thông tin cần thiết về tiêu chuẩn WRAP, từ khái niệm đến quy trình chứng nhận. Liên hệ KNA Cert để được tư vấn chi tiết. Bộ tiêu chuẩn WRAP là gì? Bộ tiêu chuẩn WRAP (là viết tắt của cụm từ Worlwide Responsible Accredited Production) có nghĩa là sản xuất được công nhận trách nhiệm toàn cầu. Đây là một bộ tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúng theo nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn diện. Đối tượng áp dụng bộ tiêu chuẩn WRAP WRAP là bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội có thể áp dụng cho các doanh nghiệp may mặc, da giày… thuộc mọi quy mô. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực may mặc, dệt may, da giày… đều có thể áp dụng WRAP cho hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay các nhà máy trong ngành may mặc tại khắp nơi trên thế giới ngày càng nhận rõ tầm quan trọng của việc thực hành trách nhiệm xã hội cũng như các vấn đề về an toàn lao động cho công nhân trong sản xuất. Thực hiện tốt hơn về các vấn đề như lao động trẻ em, đảm bảo nơi làm việc an toàn cho người lao động. 12 nguyên tắc chủ yếu của WRAP WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm được sản xuất ra phù hợp với 12 tiêu chuẩn WRAP sau: Luật pháp và quy tắc nơi làm việc Lao động cưỡng bức Lao động trẻ em Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi Bồi thường và phúc lợi Giờ làm việc Phân biệt đối xử Sức khỏe và an toàn môi trường làm việc Tự do hiệp hội và thỏa thuân tập thể Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường Thực hiện đúng các thủ tục thuế quan An ninh WRAP áp dụng cho những tổ chức như thế nào ? WRAP là bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội áp dụng cho mọi loại hình tổ chức và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc, giày da có nhà máy sản xuất, xưởng may và công nhân sản xuất. Những tổ chức này có số lượng lao động đông đảo và công nhân đa phần có sự hiểu biết thấp nên cần được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp. Tiêu chuẩn WRAP mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì? Đảm bảo vấn đề về an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm đảm bảo người lao động được quyền lợi làm việc trong môi trường an toàn, các điều kiện cần thiết nhằm nâng cao chất lượng công việc - Nâng cao sự uy tín của tổ chức, doanh nghiệp , tạo sự tin tưởng với khách hàng,đối tác và các bên quan tâm. - Tuân thủ được đầy đủ các yêu cầu pháp luật quy định - Khả năng cạnh tranh sản phẩm dịch vụ với các doanh nghiệp khác chưa có chứng nhận - Phá vỡ rào cản xuất khẩu sang các nước Châu Âu như : Mỹ, Canada, úc ... 1) Qui trình chứng nhận WRAP Bước 1 - Áp dụng Cơ sở sẽ gửi một mẫu đơn đã điền đầy đủ và lệ phí đến WRAP. Bước 2 - Tự đánh giá Sách hướng dẫn tự đánh giá có thể được tìm thấy trên trang web theo Sổ tay hướng dẫn. Cơ sở quản lý phải áp dụng tất cả các nguyên tắc và chuẩn bị tài liệu chỉ ra việc thực hiện các thủ tục nhất định. Khi tự đánh giá đã tuân thủ các yêu cầu trong Sổ tay, tối thiểu là 90 ngày, cơ sở thông báo đến WRAP rằng đã sẵn sàng để giám sát. Bước 3 - Giám sát WRAP cho phép cơ sở thuê một giám sát độc lập từ một danh sách các công ty giám sát và các tổ chức thường xuyên thực hiện đánh giá phù hợp với chính sách và thủ tục theo yêu cầu bởi bên thứ ba (trong trường hợp này là WRAP). Cơ sở thương lượng một khoản lệ phí và lịch trình đánh giá với công ty giám sát. Cơ sở có sáu tháng kể từ ngày thanh toán phí đăng ký cho WRAP (Bước 1 ở trên) để có giám sát viên đệ trình báo cáo và kiến nghị của mình đến quản lý nhà máy và WRAP với một đề nghị thuận lợi. Bước 4 - Đánh giá Nhân viên WRAP có thể thông báo cho cơ sở cần khắc phục các thủ tục nhất định và có giám sát việc thực hiện kiểm tra bổ sung và báo cáo. Sau khi nhà máy thực hiện khắc phục, hành động này phải thực hiện ít nhất 90 ngày trước khi công ty giám sát tiến hành đợt kiểm tra tiếp theo của mình. Nếu nhà máy không thực hiện một cách thỏa đáng các biện pháp khắc phục trong thời gian ân hạn sáu tháng ban đầu (xem ở trên), thì phải đổi mới việc áp dụng và hoàn trả lệ phí đăng ký để được xem xét để xác nhận. Bước 5 - Giấy chứng nhận Hội đồng chứng nhận nghiên cứu các khuyến nghị của các nhân viên, bao gồm cả báo cáo của giám sát viên và quyết định có cấp giấy chứng nhận hay không. Trong thời gian chứng nhận một năm, tất cả các cơ sở có thể được kiểm tra không được báo trước. Điều kiện của doanh nghiệp cần có để triển khai áp dụng tiêu chuẩn Để có thể thực hiện việc tham gia làm thành viên của BSCI, doanh nghiệp cần dựa vào checklist để rà soát xem doanh nghiệp mình có đủ những điều kiện để áp dụng BSCI. Một số điều kiện được nêu rõ trong checklist như doanh nghiệp phải có hệ thống phòng cháy chữa cháy, người lao động được đào tạo về an toàn lao động và đóng bảo hiểm cho người công nhân đầy đủ. Có bếp ăn tập thể và 1 tháng không được làm tăng ca quá 30h và 1 năm không quá 200h. Khó khăn doanh nghiệp hay gặp phải khi áp dụng tiêu chuẩn Dưới đây là một số khó khăn khi áp dụng WRAP đối với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng không phải tất cả doanh nghiệp đều gặp phải những vấn đề này: 1. Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc kinh doanh theo hướng “phát triển bền vững” 2. Việc tuân thủ theo luật lao động chưa đầy đủ, còn thực hiện đối phó nhiều 3. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế (điều kiện thoáng mát, vệ sinh…) 4. Trang bị bảo hộ chưa đầy đủ và liên tục 5. Tăng ca nhiều khi vượt quy định luật lao động 6. Hoạt động công đoàn còn hình thức 7. Chỉ đến khi khách hàng yêu cầu mới quan tâm đến WRAP 8. Chưa thực sự nhận thức tầm quan trọng của việc đối xử tốt với người lao động 9. Công tác huấn luyện công nhân không được coi trọng 10. Chưa tính toán chi phí đầu tư WRAP theo chiến lược dài hạn mà chỉ thấy chi phí bỏ ra cho việc áp dụng tiêu chuẩn này