Loading...

Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành Xây dựng

Thảo luận trong 'Tin tức ngành sơn' bắt đầu bởi mod diễn đàn, 10/9/21.

  1. mod diễn đàn

    mod diễn đàn Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    23/11/18
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    22
    Ông Lê Ngọc Hồ (trái) là giám đốc Indochine Engineering, đã có hơn 25 năm kinh nghiệm về các dịch vụ kỹ thuật xây dựng, quản lý dự án và bền vững. Ông Nguyễn Hà Trang (phải), giám đốc điều hành Core Asia Project Management, đã có hơn 10 năm kinh nghiệm về tư vấn xây dựng, và từng tham gia nhiều dự án bất động sản cao cấp tại Việt Nam. Trước tình hình đại dịch COVID-19, ông Hồ và ông Trang tin rằng khả năng thích ứng là chìa khóa để duy trì hoạt động doanh nghiệp; và việc đánh giá rủi ro nên được thực hiện để vạch ra những tác động thực sự của dịch bệnh đối với ngành công nghiệp xây dựng.

    Trước khi luật hạn chế đi lại được ban hành, có những phản ứng lo ngại nào từ phía công nhân tại công trường về việc truy tìm dấu vết những người tiếp xúc trong trường hợp có công nhân bị nhiễm bệnh không? Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát, phía công ty có áp dụng biện pháp phòng ngừa nào không?

    NHT: Đến nay chúng tôi chưa phải thực hiện việc này vì chưa có trường hợp nào xảy ra. Trong bối cảnh hiện nay, từ sau Tết ngay khi có thông tin dịch bệnh, chúng tôi đã thực hiện một chuỗi các kế hoạch hành động. Điển hình, chúng tôi bổ sung chế độ bảo hiểm, cũng như kinh phí cho từng nhân viên để họ chủ động mua khẩu trang. Chúng tôi cũng thực hiện các quy trình kiểm soát dịch bệnh tại công trường và nơi làm việc theo hướng dẫn của chính phủ, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa như khử trùng, đo thân nhiệt, giảm họp trực tiếp, v.v. Chúng tôi cũng kết hợp lập kế hoạch hoạt động, tài chính và nhân sự theo 3 kịch bản khác nhau, lập các phương án hỗ trợ tài chính cho nhân viên phòng khi một phần hoặc toàn bộ công trường bị ngưng hoạt động. Bên cạnh đó, ban điều hành công ty cũng thường xuyên cập nhật thông tin và lựa chọn kế hoạch phù hợp tùy thời điểm.

    LNH: Vì dịch COVID-19 là một mối lo ngại rất lớn không chỉ đối với các công nhân tại công trường mà còn cả cộng đồng, chúng tôi đã ngay lập tức cho phép các công nhân nghỉ việc tạm thời để về với gia đình và người thân. Chúng tôi cũng đã tiến hành đo thân nhiệt và khử khuẩn nơi làm việc để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

    Công việc kinh doanh của công ty đã và đang bị ảnh hưởng như thế nào bởi đại dịch COVID-19?

    NHT: Hiện nay khoảng gần 50% dự án của chúng tôi bị ảnh hưởng. Số còn lại vẫn hoạt động nhưng phải giảm tiến độ để đảm bảo các quy định an toàn theo yêu cầu của Chính phủ. Việc dừng/tạm ngưng này cũng đã được tính toán trong 3 kịch bản của chúng tôi khi đối phó với bệnh dịch, nên chúng tôi vẫn đang chủ động kiểm soát được việc kinh doanh.

    LNH: Việc kinh doanh của chúng tôi đang giảm từ 30% đến 40%. Biện pháp làm việc tại nhà (WFH) đang được thực hiện, hiệu quả công việc chắc chắn sẽ bị sụt giảm.

    [​IMG]
    Một số dự án xây dựng vẫn đang được triển khai nhưng tiến độ chậm hơn do những lo ngại về sức khỏe và an toàn; hình ảnh bởi Daniel Ferrer Paez/Shutterstock

    Tác động dài hạn từ dịch COVID-19 đến ngành xây dựng Việt Nam là gì? Trong vòng 3 đến 6 tháng tới, những tác động nào dự kiến sẽ ảnh hưởng đến thị trường / ngành xây dựng nói chung?

    NHT: May mắn là ngành xây dựng không phải là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất như ngành hàng không, du lịch, F&B, v.v. trong đại dịch.

    Tuy nhiên nếu tình hình bệnh dịch kéo dài, sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Khi đó, nhu cầu thị trường giảm về mọi mặt, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến ngành bất động sản, xây dựng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có cơ hội cho thị trường nhà ở trung bình do nhu cầu vẫn còn.

    LNH: Theo tôi, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng sẽ sụt giảm khoảng 70% đến 80% trong 3 đến 6 tháng tới, nhưng ngay khi đại dịch được kiểm soát, ngành xây dựng sẽ hồi phục và hy vọng sẽ hoạt động bình thường trở lại.

    Hoạt động kinh doanh của Công ty đã thay đổi như thế nào từ khi đại dịch bùng phát?

    NHT: Ngành nghề của chúng tôi đòi hỏi 80% phải được thực hiện trực tiếp tại công trường, nên làm việc tại nhà là không khả thi, ngoại trừ bộ phận quản lý giai đoạn trước thi công, và bộ phận hành chính.

    LNH: Công nghệ đóng vai trò quan trọng khi làm việc tại nhà, và các nhân viên của chúng tôi đang thích nghi tốt với điều này. Làm việc tại nhà và việc giãn cách xã hội sẽ chấm dứt hoàn toàn sau khi đại dịch qua đi. Môi trường văn phòng vẫn là sự lựa chọn phù hợp nhất kết hợp với hệ thống có nền tảng dựa trên internet. Trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ thích nghi được với những đại dịch tương tự và sẽ điều chỉnh cách thức làm việc để có thể lường trước những tình huống không mong muốn có thể xảy đến.

    [​IMG]
    Bên cạnh những tác động trực tiếp, đại dịch toàn cầu cũng có những tác động gián tiếp như nỗi lo công việc không ổn định hay mất việc; hình ảnh bởi worawit_j/Shutterstock

    Các khuyến cáo của nhà nước có giúp giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đến với ngành xây dựng không? Anh/Chị mong đợi gì khi nhà nước giải quyết những vấn đề này?

    NHT: Từ đầu dịch cho đến nay, tôi đánh giá cao và tin cậy vào các hành động của Chính phủ Việt Nam. Tôi mong muốn Chính phủ sẽ đánh giá mức độ rủi ro theo từng vùng, khu vực, loại hình công việc để vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa đảm bảo việc hoạt động kinh doanh ở những nơi có rủi ro thấp.

    Một số chuyên gia dịch tễ học quốc tế cho rằng chưa thể có ngay vắc-xin chống COVID-19 trong 3 đến 6 tháng tới, ngay cả khi nếu có thì cũng chưa thể cung cấp đồng loạt cho cả thế giới. Do vậy, COVID-19 và các biến thể của nó sẽ tạo ra những cơn sóng khủng hoảng trong nhiều tháng sắp tới hoặc xấu hơn, có thể kéo dài vài năm. Khi đó, xã hội phải thay đổi để thích nghi với việc này, nên sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong hoạt động kinh tế. Chúng ta cần gia tăng khả năng cập nhật và thích ứng với một bối cảnh thay đổi liên tục, theo cách chưa từng có tiền lệ trước đây.

    LNH: Sự bùng phát COVID-19 không chỉ là mối lo ngại của riêng chính phủ mà còn cả thế giới. Chính phủ Việt Nam đang kiểm soát rất tốt về dịch bệnh. Tuy nhiên, cách tiếp cận nên toàn diện hơn và không chỉ dừng lại ở lĩnh vực y tế mà còn cả nền kinh tế. Số ca tử vong của COVID-19 thực sự đáng lo ngại, và điều này chắc chắn đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các công nhân tại công trình, nhưng chúng ta cũng cần xem xét các tác động gián tiếp như nỗi lo công việc không ổn định và nỗi lo mất việc. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ sớm có các giải pháp an toàn để giảm thiểu những tác động gián tiếp này.

    nguồn : www.hiephoisonnuoc.vn