Tìm hiểu về thực trạng và xu hướng chứng nhận ISO tại Việt Nam để có chiến lược phát triển đúng đắn. KNA Cert sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cập nhật nhất về lĩnh vực này. 1. ISO là gì? ISO là tên viết tắt của “International Organization for Standardization”, nghĩa là Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Tổ chức này một cơ quan tiêu chuẩn quốc tế bao gồm nhiều đại diện đến từ nhiều tổ chức tiêu chuẩn quốc gia khác hợp thành. Tổ chức này được thành lập vào ngày 23/2/1947 và có trụ sở chính tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Và hiện đang hoạt động ở 162 quốc gia khác nhau. Được thành lập để ban hành các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng được cho nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, y tế, công nghiệp, môi trường, … Các tiêu chuẩn này được ban hành với mục đích nhằm tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ an toàn, chất lượng. Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp tăng năng suất trong khi giảm thiểu được sai sót trong lúc sản xuất. Tiêu chuẩn ISO đảm bảo rằng các sản phẩm được chứng nhận đã tuân thủ các yêu cầu về chất lượng do tổ chức này đề ra. 2. Chứng nhận ISO là gì và tại sao cần chứng nhận? Như đã nói ở trên thì nhiều bạn cũng đã hiểu được ISO là gì? Nhưng chứng nhận ISO là gì? thì vẫn còn nhiều người thắc mắc. Nói đơn giản, việc cấp chứng nhận ISO là khi doanh nghiệp được cơ quan hoặc tổ chức có năng lực và tư cách pháp lý cấp sau khi đánh giá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Sau khi kiểm tra kĩ lưỡng, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận khi tuân theo các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO. Chứng nhận ISO sẽ có hiệu lực từ 3-5 năm tuỳ thuộc vào đơn vị cấp chứng nhận và sản phẩm được cấp chứng nhận. 3. Các loại chứng nhận ISO phổ biến hiện nay Tính đến năm 2024, ISO đã xây dựng và ban hành hơn 22348 tiêu chuẩn quốc tế. Và hầu như áp dụng được cho tất cả các lĩnh vực. Dưới đây là một số chứng nhận đang phổ biết nhất hiện nay: 3.1. Chứng nhận ISO 9001 Chứng nhận phổ biến nhất trên thế giới là chứng nhận ISO 9001. Tính đến hiện tại, phiên bản mới nhất của ISO 9001 là là ISO 9001:2015. Đây là chứng nhận về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức ISO ban hành vào ngày 24/09/2015. Hệ thống ISO 9001 đề ra những yêu cầu được áp dụng vào hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. 3.2. Chứng nhận ISO 13485 Chứng nhận ISO 13485 được ban hành nhằm xây dựng nhằm kiểm soát chất lượng của các thiết bị y tế. Mục đích của ISO 13485 là giúp các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và bảo trì các thiết bị y tế một cách an toàn và hiệu quả. Nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phiên bản mới nhất của ISO 13485 được ban hành vào năm 2016. 3.3. Chứng nhận ISO 22000 Năm 2018, ISO đã cho ban hành chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Mục tiêu chính là giúp các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho người dùng. Bằng cách đánh giá và kiểm soát các mỗi nguy hiểm trong chuỗi cung ứng. 3.4. Chứng nhận ISO 14064 ISO 14064 là hoạt động do tổ chức đánh giá doanh nghiệp dựa trên các yêu cầu và điều khoản của bộ tiêu chuẩn ISO:2018 đề ra về hệ thống quản lý kiểm kê khí nhà kính. Các hoạt động kiểm kê khí nhà kính bao gồm thu thập số liệu, thông tin về nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán các lượng phát thải, … 3.5. Chứng nhận ISO 27001 Tiêu chuẩn ISO 27001 – Hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS) là tiêu chuẩn đã được thế giới công nhận. ISO 27001 là một phần của ISO 2000 để giúp các tổ chức “thiết lập, thực hiện hiện, vận hành, giám sát, duy trì và cải tiến ISMS” an toàn và hiệu quả. 4.Lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ ISO: Việc sở hữu chứng chỉ ISO mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, bao gồm: - Nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng: Việc sở hữu chứng chỉ ISO chứng tỏ rằng doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận quốc tế. Điều này giúp tăng cường niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. - Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường: Các doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ ISO sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong việc tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. Điều này là do khách hàng thường có xu hướng lựa chọn các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quốc tế. - Cải thiện quy trình sản xuất và dịch vụ: Việc sở hữu chứng chỉ ISO giúp các doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất và dịch vụ của mình. Điều này giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. - Nâng cao tinh thần làm việc và giữ chân nhân viên: Các doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ ISO thường có môi trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khích sáng tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Điều này giúp tăng cường tinh thần làm việc của nhân viên và giữ chân nhân viên tài năng trong doanh nghiệp. - Thúc đẩy phát triển bền vững: Việc sở hữu chứng chỉ ISO cũng giúp các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững, đảm bảo sự phát triển kinh doanh trong các lĩnh vực xã hội, môi trường và kinh tế bền vững.