Loading...

Triển khai iso 45001 cho doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Thiết bị sản xuất sơn nước' bắt đầu bởi Thư viện tiêu chuẩn, 14/4/23.

  1. Thư viện tiêu chuẩn

    Thư viện tiêu chuẩn Member

    Tham gia ngày:
    15/7/22
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    7
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Web:
    Những thuận lợi khi triển khai nhiệm vụ là các doanh nghiệp có được sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp sau khi cam kết tham gia dự án đều nhận thức rõ tầm quan trọng của ATSKNN, rất quyết tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện hệ thống, hoàn thiện bộ phận ATVSLĐ/Ban HSE đã thực hiện các chức năng theo quy định của pháp luật, xác định trách nhiệm và quyền hạn có liên quan, bố trí sắp xếp cán bộ nhân viên chuyên trách hoặc chịu trách nhiệm về ATVSLĐ, cung cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ ATVSLĐ, văn bản pháp luật về ATVSLĐ cơ bản được doanh nghiệp tuân thủ…

    Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã có nền tảng quản lý các hoạt động thông qua các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 14001, OHSAS 18001, 5S… và lực lượng chuyên gia đào tạo, hướng dẫn có kiến thức và kinh nghiệm về hệ thống quản lý ATSKNN.

    Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và áp dụng các doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn như: Kế hoạch SXKD của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng hệ thống; Phân công nhân sự chưa đảm bảo về số lượng và năng lực theo yêu cầu; Nhận thức của người lao động về ATSKNN chưa đầy đủ và đồng bộ; Nhân viên chuyên trách ATVSLĐ còn kiêm nhiệm nhiều việc khác; Chi phí đầu tư để cải tiến tốt hơn công tác ATVSLĐ còn hạn chế; Việc tự kiểm tra định kỳ về ATVSLĐ chưa được thực hiện đầy đủ; Cập nhật và duy trì kiến thức về văn bản pháp luật về ATSKNN chưa được thường xuyên; Tiêu chuẩn mới ban hành nên việc hiểu và thực hiện các yêu cầu còn bỡ ngỡ…

    Do nhiều lý do khách quan từ thực tế của doanh nghiệp, thời gian triển khai dự án còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng nên việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 ban đầu đã mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp mà trước đây doanh nghiệp chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ:

    Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Doanh nghiệp đã chứng tỏ được khả năng quản lý các rủi ro, cơ hội và cải tiến kết quả thực hiện về ATSKNN, ngăn ngừa thương tật và đau ốm liên quan tới công việc và cung cấp nơi làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe.

    Điều quan trọng là loại bỏ mối nguy và giảm thiểu các rủi ro ATSKNN bằng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa có hiệu lực. Doanh nghiệp đảm bảo việc thực hiện và giám sát ATSKNN theo đúng yêu cầu của luật định, chế định về ATVSLĐ, nhất là các quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ tương ứng. Thông qua đó, DN chủ động đáp ứng các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, phòng tránh các rủi ro về pháp lý và các khiếu nại về ATVSLĐ góp phần phát triển bền vững và yên tâm SXKD để phát triển và nâng cao hiệu quả.

    Hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường: Doanh nghiệp nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu luật định và các yêu cầu khác về quản lý ATSKNN; Yên tâm sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng đối phó về quản lý ATSKNN; Giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các rủi ro, giảm chi phí hành chính, bị xử phạt về an toàn, vệ sinh lao động…; Giảm chi phí tổng thể của sự cố; Giảm thời gian chết và chi phí gián đoạn hoạt động; Giảm chi phí bảo hiểm; Giảm sự vắng mặt và tỉ lệ luân chuyển lao động... Góp phần vào sự phát triển bền vững, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp.

    Các kết quả thực hiện của Hệ thống quản lý ATSKNN: Các hoạt động quản lý ATSKNN được hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách bài bản và có hệ thống, đáp ứng được yêu cầu pháp luật, yêu cầu của chứng nhận ISO 45001, yêu cầu của các bên quan tâm khác và yêu cầu thực tiễn của chính doanh nghiệp; DN đã cơ bản xác định các vấn đề bên ngoài, vấn đề nội bộ, nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm có liên quan và tác động đến HTQL ATSKNN; Việc nhận diện và đánh giá các rủi ro và cơ hội về ATSKNN và liên quan đến hệ thống được thực hiện đồng bộ và nhất quán;

    Đã phân tích an toàn công việc, xác định các mối nguy an toàn và sức khỏe nghề nghiệp liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, kể hoạt động văn phòng; Thực hiện đánh giá rủi ro từ các mối nguy về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và đưa ra biện pháp kiểm soát phù hợp...

    Việc thực hiện nhiệm vụ về xây dựng và áp dụng HTQL ATSKNN theo ISO 45001 là thật sự cần thiết và phù hợp với thực trạng của các doanh nghiệp tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp đáp ứng được tổng thể các yêu cầu về quản lý an toàn lao động, vệ sinh và môi trường làm việc, sức khỏe người lao động… một cách hiệu quả nhất và là tiền đề để tiếp tục nhân rộng nhiệm vụ cho các doanh nghiệp, loại hình sản xuất kinh doanh tương tự khác trong cả nước.

    Để được tư vấn ISO 45001, tư vấn ISO 9001, tư vấn ISO 14001, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: [email protected]